Động cơ điện có thể gọi dễ hiểu là một cái máy điện biến đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ. Có thể kể đến các dụng cụ cụ thể về động cơ điện như quạt điện, tủ lạnh, máy giặt, máy bơm nước, máy hút bụi…. đến những máy móc đồ sộ, hiện đại trong các ngày công nghiệp sản xuất như máy khoan, máy tiện, máy trộn….thậm chí đến ổ cứng, ổ quang trong công nghệ máy tính.
Những lỗi thường gặp ở động cơ điện
Ở khái niệm trên chắc hẳn các bạn cũng đã biết động cơ điện là gì. Và động cơ điện nếu không khắc phục sửa chữa kịp thời có thể dẫn đến cháy nổ động cơ điện thậm chí cháy nổ các thiết bị điều khiển liên quan khác hoặc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất sinh hoạt.
Mô tơ quý khách quá nóng khi đang chạy
Mô tơ phát ra tiếng kêu to.
Mô tơ lúc chạy lúc dừng.
Tủ điện 3 pha không điều khiển được
Nguồn điện của bạn bị mất pha.
Motor phát ra mùi khét (chập điện)
v.v….
Tầm quan trọng của việc sửa chữa động cơ điện
- Muốn biết tầm quan trọng của việc sửa chữa động cơ điện thì bạn phải biết khái niệm động cơ là gì, cấu tạo gồm những gì. Vì trong hoạt động sản xuất động cơ điện đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến tốc độ sản xuất hàng hóa của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, để tìm cho mình một cơ sở chuyên về sửa chữa động cơ điện để phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở cũng rất quan trọng.
- Để đảm bảo máy móc hoạt động tốt (đặc biệt là các động cơ điện) thì phải kiểm tra bảo dưỡng máy theo chu kì để loại các trường hợp hư hỏng bất ngờ.
- Đối với các cơ sở sản xuất lớn thì đã có đội ngũ kỹ thuật để xử lý các tình huống máy móc hư hỏng để không ảnh hưởng đến sản xuất, nhưng để đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn thì việc chuẩn bị cho mình một cơ sở sửa chữa riêng sẽ tốt hơn.
Các sự cố thường gặp của động cơ điện và cách khắc phục
Động cơ kêu ù nhưng không chạy được
Đây là một trong những sự cố phổ biến nhất của động cơ điện. Sự cố này có thể được xảy ra do một cầu chì bị ngắt hoặc do sự cố của nguồn cung cấp điện.
Để khắc phục vấn đề này, trước tiên, hãy kiểm tra các nguồn cung cấp điện. Hãy đảm bảo điện áp các pha vẫn đúng và đủ . Nếu nguồn điện vẫn hoạt động tốt, hãy làm nguội động cơ và làm sạch các bộ phận của chúng. Bạn có thể sử dụng một máy nén khí để làm sạch nó. Có thể tra thêm dầu nhớt vào các đầu trục động cơ.
Trong trường hợp động cơ điện vẫn không khởi động ngay cả sau khi đã được làm sạch và bật lại nguồn điện, hãy kiểm tra lại xem động cơ có cuộn dây bị cháy chưa.
Động cơ bị quá nóng khi làm việc.
Tình trạng quá nóng của động cơ có thể là do hệ thống thông gió lâu ngày không được bảo trì hoặc nguồn cung cấp không khí làm mát kém.
Để khắc phục vấn đề này, hãy làm sạch các cánh quạt bị bụi bẩn tích tụ, bôi trơn trục và các vòng bi.
Nếu các hệ thống quạt làm mát vẫn hoạt động tốt, thì vấn đề có thể xảy ra là do lỗi của động cơ hay động cơ bị quá tải. Khi đó, bạn hãy kiểm tra lại tải hoặc bạn cần tham khảo ý kiến một người thợ chuyên nghiệp để sửa chữa hoặc thay thế động cơ.
Động cơ điện hoạt động gây ra tiếng ồn và rung lắc mạnh.
Tiếng ồn quá lớn là một dấu hiệu của các sự cố của động cơ điện. Tiếng ồn của động cơ thường liên quan đến hiện tượng rung của động cơ, nó gây ra hư hỏng cho cuộn dây và vòng bi. Nguyên nhân gây ra tiếng ồn thường là do một liên kết trục bị lỗi hay do sự mất cân bằng trong hệ thống điện hoặc cơ học.
Để khắc phục sự cố này, hãy kiểm tra các vòng bi bị hư hỏng, lắp lỏng và các liên kết trục. Bảo trì động cơ điện thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu các sự cố trên.
Trên đây là những thông tin về cách sửa chữa động cơ điện cơ bản mà www.vietnhat.company cung cấp tới khách hàng. Hy vọng với những thông tin trên, người tiêu dùng sẽ có thêm hiểu biết về động cơ điện, cũng như cách khắc phục những lỗi của chúng. Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết cách làm motor quay chậm tại đây.