Trang chủ » Dụng Cụ Điện » Kiến thức tin tức

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện

Động cơ điện giải thích một cách nôm na là một cái máy điện biến đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ. Từ những đồ dùng trong gia đình như quạt điện, tủ lạnh, máy giặt, máy bơm nước, máy hút bụi…. đến những máy móc đồ sộ, hiện đại trong các ngày công nghiệp sản xuất như máy khoan, máy tiện, máy trộn….thậm chí đến ổ cứng, ổ quang trong công nghệ máy tính đều là động cơ điện.


Ứng dụng của động cơ điện

Nếu nói động cơ điện có ứng dụng gì trong cuộc sống hàng ngày thì không thể kể hết, vì chúng xuất hiện ở mọi nơi, ứng dụng ở mọi lĩnh vực, khía cạnh của cuộc sống từ gia đình, công nghiệp. Từ các động cơ nhỏ dùng trong lò vi sóng để chuyển động đĩa quay, hay trong các máy đọc đĩa (máy chơi CD hay DVD), đến các thiết bị công nghiệp, hay các máy gia dụng, sự hoạt động của thang máy hay các hệ thống thông gió cũng dựa vào động cơ điện. Ở nhiều nước, động cơ điện được dùng trong các phương tiện vận chuyển, đặc biệt trong các đầu máy xe lửa. Trong công nghệ máy tính: Động cơ điện được sử dụng trong các ổ cứng, ổ quang (chúng là các động cơ bước rất nhỏ).

Ứng dụng ở mọi lĩnh vực, khía cạnh của cuộc sống từ gia đình, công nghiệp 

Thành phần chính cấu tạo nên động cơ điện

Dong co dien gồm hai thành phần chính là stator và rotor. Stato gồm các cuộn dây của ba pha điện quấn trên các lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay. Rôto hình trụ có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép.

Khi mắc động cơ vào mạng điện xoay chiều, từ trường quay do stato gây ra làm cho rôto quay trên trục. Chuyển động quay của rôto được trục máy truyền ra ngoài và được sử dụng để vận hành các máy công cụ hoặc các cơ cấu chuyển động khác

Động cơ điện xoay chiều được sản xuất với nhiều kiểu và công suất khác nhau. Theo sơ đồ nối điện có thể phân ra làm 2 loại: động cơ 3 pha và 1 pha, và nếu theo tốc độ có động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ.

Từ trường quay được tạo ra bằng cách cho dòng điện ba pha chạy vào ba nam châm điện đặt lệch nhau trên một vòng tròn. Cách bố trí các cuộn dây tương tự như trong máy phát điện ba pha, nhưng trong động cơ điện người ta đưa dòng điện từ ngoài vào các cuộn dây 1, 2, 3.

Khi mắc động cơ vào mạng điện ba pha, từ trường quay do stato gây ra làm cho rôto quay trên trục. Chuyển động quay của rôto được trục máy truyền ra ngoài và được sử dụng để vận hành các máy công cụ hoặc các cơ cấu chuyển động khác.

Cấu tạo động cơ điện (motor điện) 

Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện

Nguyên lý điện từ là nguyên tắc hoạt động của phần lớn moto điện hay động cơ điện, nhưng các loại động cơ dựa trên những nguyên lý khác như lực tĩnh điện và hiệu ứng áp điện cũng được sử dụng. Nguyên lý cơ bản mà các động cơ điện từ dựa vào là có một lực cơ học trên một cuộn dây có dòng điện chạy qua nằm trong một từ trường. Lực này theo mô tả của định luật Lorentz và vuông góc với cuộn dây và cả với từ trường.

Phần lớn động cơ từ đều xoay nhưng cũng có động cơ tuyến tính. Trong động cơ xoay, phần chuyển động được gọi là rotor và phần đứng yên là stator.

Đa số động cơ điện không đồng bộ có thể điều khiển tốc độ bằng cách đổi kiểu đấu nối (sao hoặc tam giác). Một số có thể được điều khiển bằng biến tần. Các động cơ bước phải sử dụng một bộ điều khiển riêng (cái này gọi là Driver).

Các loại động cơ dựa trên những nguyên lý khác như lực tĩnh điện và hiệu ứng áp điện cũng được sử dụng

Trên đây là những thông tin về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn có thêm thông tin hỗ trợ công việc. Nếu bạn đang có nhu cầu mua động cơ điện, hãy ghé website: vietnhat.company để tham khảo hoặc để lại liên hệ để được tư vấn rõ hơn nhé.

 
Danh mục tin tức
Tin tức liên quan
 
  Gọi ngay
  FB Chat
  Zalo Chat
  Whatsapp