Trang chủ » Dụng Cụ Điện » Kiến thức tin tức

Hướng dẫn cách quấn dây động cơ điện 3 pha cơ bản


Động cơ điện 3 pha hay Motor 3 pha vốn có chức năng chuyển đổi nguồn năng lượng điện thành nguồn năng lượng cơ, cung cấp momen lực. Với ưu điểm dễ dàng lắp đặt, điều khiển, chi phí, giá thành thấp nên động cơ điện 3 pha được sử dụng rất phổ biến trong các loại máy móc, thiết bị của ngành công nghiệp.
Tuy nhiên để Motor 3 pha vận hành ổn định thì người dùng cần phải trang bị các kiến thức cơ bản nhất, trong đó cách quấn dây cho động cơ là rất quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của động cơ và độ bền của Motor. Hãy cùng  tìm hiểu hướng dẫn cách quấn dây động cơ điện 3 pha cơ bản cùng Việt Nhất nhé!

Cách quấn động cơ điện 3 pha chi tiết

1. Sơ lược về động cơ điện 3 pha

Cấu tạo của Motor điện 3 pha bao gồm hai bộ phận chính là Stator và Rotor. Trong đó Stator gồm 3 cuộn dây giống hệ nhau đặt tại 3 vị trí nằm trên vòng tròn lệch nhau 120 độ để tạo ra từ trường qua. Còn Rotor là khung dây dẫn có thể quay dưới tác dụng của từ trường quay.

Để tăng hiệu quả hoạt động người ta thường ghép nhiều thanh kim loại chung thành một cái lồng hình trụ, mặt bên được tạo bởi nhiều thanh kim loại song song, bộ phận này thường được gọi là Rotor lồng sóc.

Nguyên lý hoạt động của động cơ này tương tự như động cơ điện xoay chiều, tức là khi mắc động cơ vào mạng điện 3 pha, Stator sẽ tạo ra từ trường quay làm Rotor quay liên tục. Chuyển động quay đó được trục máy truyền ra ngoài để vận hành các máy móc, công cụ hoặc các cơ cấu chuyển động khác.
Báo giá động cơ điện

2. Cách quấn dây cơ bản

Bây giờ ta hãy cùng đi vào chi tiết các bước quấn dây động cơ điện 3 pha:
  • Bước 1: Làm khuôn
- Tính chu vi khuôn quấn dây
- Gia công khuôn quấn dây dựa theo kích thước của chu vi khuôn đã tính.
  • Bước 2: Lót cách điện
- Lót cách điện cho bộ dây, gồm có: cách điện miệng rãnh (bìa úp), cách điện thân rãnh, nêm chèn cách điện, cách điện đầu bối dây. Trong đó:
+ Nêm chèn cách điện thường được làm bằng tre hoặc gỗ phíp, có vai trò trong việc tăng cường cách điện và độ bền cơ cho bối dây.
+ Cách điện rãnh và cách điện miệng rãnh thường được làm bằng giấy cách điện có độ dày khoảng 0,2 mm, có kích thước phải phù hợp với kích thước của rãnh Stator.
+ Cách điện đầu các bối dây thường được làm bằng giấy cách điện có độ dày khoảng 0,1mm.
Trong quá trình quấn phải đảm bảo lót cách điện giữa các cáp pha. Vật liệu lót cách điện phải đảm bảo độ cách điện an toàn, bền với thời gian và có khả năng chịu các tác động của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm,…
  • Bước 3: Quấn dây lên khuôn
- Việc quấn dây lên khuôn phải đảm bảo người quấn có kỹ thuật cao, có sự tỉ mỉ và cẩn thận:
+ Quấn thử một bối dây, tiến hành lồng bối dây vào rãnh stato rồi điều chỉnh cho phù hợp với khuôn đã tạo.
+ Tiến hành quấn các bối dây còn lại.
+ Quấn các vòng dây song song và đều nhau, không chồng chéo lên nhau.
+ Nếu phải nối dây thì phải đảm bảo các mối nối được đặt ở vị trí đầu dây. Mối nối phải được hàn chì cố định và cách điện và bằng ống gen.
  • Bước 4: Lồng dây vào rãnh
- Trước khi lồng dây thì phải quan sát vỏ động cơ để đưa đầu dây về phía có lỗ để dây có thể luồn ra đấu vào hộp đấu dây động cơ.
- Đặt cạnh bối dây vào rãnh theo thứ tự.
- Lần lượt gạt từng sợi dây qua khe rãnh vào gọn trong các lớp giấy cách điện.
- Giữ các cạnh cho thẳng rồi dùng dao đẩy từ từ từng sợi dây vào rãnh Stato.
- Dùng tay đẩy cách điện miệng rãnh vào rãnh.
- Nắn hai đầu của bối dây để tạo không gian rộng cho việc lồng các bối dây còn lại.
  • Bước 5: Lót giấy cách điện giữa các nhóm bối dây 
- Cắt và lót giấy cách điện giữa các nhóm bối dây phía ngoài rãnh để phân lớp các nhóm bối dây giữa các pha với nhau.
  • Bước 6: Đấu dây
- ­Đấu liên kết các nhóm bối dây, tại chỗ nối liên kết phải được lồng ống gen cách điện.
- Dùng dây điện mềm nhiều sợi có 2 màu khác nhau để nối các đầu dây ra.
  • Bước 7: Đai dây
- Hai đầu dây Stato được nắn tròn đều và đủ rộng để đưa roto vào dễ dàng.
- Tiến hành đai dây tại các vị trí đai dây tại các vị trí giao nhau của hai nhóm bối dây.
  • Bước 8: Kiểm tra bộ dây
- Đây là bước cuối cùng trong quá trình quấn dây của động cơ điện 3 pha để đảm bảo độ an toàn và vận hành đúng nguyên lý hoạt động của nó.
 

Quấn động cơ 3 pha yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận
 
Như vậy là Anh Em đã cùng Việt Nhất tìm hiểu xong cách quấn động cơ điện 3 pha rồi.
Nếu Anh Em thấy phức tạp quá thì có thể cân nhắc mua luôn Motor 3 pha hoàn thiện từ các thương hiệu uy tín như Hồng Ký, Tiến Đạt, Asaki tại
đây - Việt Nhất - đảm bảo chính hãng, giá tốt nhất!

Việt Nhất tự hào là nhà phân phối các dòng , thiết bị - máy móc công nghiệp, thiết bị - dụng cụ đo, dụng cụ điện, thiết bị tổng hợp, máy hàn và phụ kiện hàn hay dụng cụ cầm tay chính hãng chất lượng tốt nhất với giá rẻ cùng các chính sách ưu đãi – giao hàng nhanh 1-2h làm việc – bảo hành đảm bảo.
Quý khách hàng có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu về các sản phẩm, cũng như chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất với công việc.
Hoặc Anh Em cũng có thể truy cập website www.vietnhat.company để lựa chọn và đặt hàng online, rất nhanh chóng và dễ dàng.
Danh mục tin tức
Tin tức liên quan
 
  Gọi ngay
  FB Chat
  Zalo Chat
  Whatsapp