Trang chủ » Tư vấn kỹ thuật » Giải Pháp Kỹ Thuật

Hướng dẫn chọn máy bơm chữa cháy nhanh và đúng nhất

Với sự ảnh hưởng của khí hậu, tác động của con người làm cho trái đất nóng lên từng ngày. Việc cảm nhận sẽ rõ ràng hơn nếu các bạn sống ở các thành phố lớn, hay làm việc tại các khu công nghiệp.

Điều đó tiềm tàng những khả năng gây hoả hoạn, cháy nổ. Đến thời điểm này, ngoài việc tuân thủ những qui định về phòng cháy chữa cháy. Thì điều quan trọng tối thiểu là phải trang bị máy bơm chữa cháy hay thậm chí là một hệ thống chữa cháy hoàn chỉnh.


Máy bơm chữa cháy

Qua bài viết này, để giúp các bạn phần nào giải quyết vấn đề, mình sẽ đưa ra những lưu ý giúp chúng ta có thể chọn được máy bơm cứu hoả nhanh và đúng nhất.

Máy bơm chữa cháy

Trước tiên chúng ta hãy xem máy bơm chữa cháy được hiểu như thế nào là đúng nhé!

Máy bơm chữa cháy là gì?

Máy bơm chữa cháy hay còn gọi là bơm cứu hoả hay bơm pccc. Chúng có chức năng chính là cung cấp một lượng nước nhanh và mạnh ngay lập tức. Để dập tắt nhanh những đám cháy đang chực trào lây lan.

Máy bơm chữa cháy xuất hiện bắt buộc ở: Khu dân cư, căn hộ. Khu sản xuất công nghiệp, tại các nhà máy. Khu trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, cao ốc văn phòng.

Máy bơm chữa cháy tiếng Anh là gì

Trong tiếng Anh, máy bơm chữa cháy được định nghĩa là Fire Pump. Là một thành phần quan trọng trong một hệ thống phòng cháy chữa cháy gọi là Fire Protection System.

Cấu tạo máy bơm chữa cháy

Về cơ bản, máy bơm chữa cháy có cấu tạo bao gồm các bộ phận như sau:

  • Motor: Bộ phận tạo chuyển động
  • Buồng bơm: Bộ phận chính tạo áp lực và đẩy nước đi. Bên trong có các thành phần như trục, cánh bơm…
  • Đầu input/output: Lấy nguồn nước vào và đẩy nguồn nước đi ra
  • Đế bơm: Cố định máy bơm cứu hoả trên hệ thống

Nguyên lý bơm chữa cháy

Nguyên lý hoạt động của máy bơm chữa cháy, chúng ta có thể chia làm 2 trường hợp điều khiển:

Hệ thống chữa cháy hoạt động bằng tay

Người vận hành thực hiện các thao tác khởi động hệ bơm, thông qua các nút nhấn ngay trên tủ điều khiển. Chủ yếu thao tác này là đóng ngắt hoạt động của các máy bơm.

Hệ thống chữa cháy tự động

Với hệ thống chữa cháy tự động, sẽ được kích hoạt thông qua các giá trị cài đặt. Tín hiệu từ các cảm biến áp suất, nhiệt độ, lưu lượng,…

Ví dụ: Một nhà máy lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động.


Hệ thống bơm chữa cháy

Ban đầu giá trị áp lực được đặt có thể là 8 bar. Áp lực này luôn được duy trì trên đường ống hệ thống. Được giám sát bởi cảm biến áp suất. Lúc này hệ máy bơm sẽ không hoạt động.

Khi có sự cố báo cháy. Các van xả nước mở hoặc là đường ống bị rò rỉ áp, làm giảm áp lực trong đường ống xuống 7 bar. Bơm bù áp sẽ được kích hoạt chạy ngay lập tức, áp lực trở về 8 bar và bơm ngắt.

Khi xảy ra cháy, các van xả mở hoạt động, phun nước, làm giảm áp lực trên đường ống rất nhanh. Áp lực xuống dưới ngưỡng 6 bar. Bơm chính được kích hoạt, bơm bù áp cũng được hoạt động để nhanh chóng cung cấp nước phục vụ cho chữa cháy.

Trong quá trình này, không may nguồn điện bị ngắt. Máy bơm chính không hoạt động được nữa. Ngay lập tức máy bơm dự phòng chạy dầu được kích hoạt thế vào hoạt động của hệ thống.

– Sau quá trình, nguồn điện được khôi phục, áp lực trên đường ống được bù lại giá trị 8 bar như ban đầu. Hệ thống phục hồi nguyên trạng.

Các loại máy bơm chữa cháy

Thực ra, cách phân loại thì theo cách của mỗi người, để sao cho dễ nhớ dễ hiểu nhất. Nhưng theo mình, chúng ta nên phân loại theo 3 cách như sau:

Phân loại bơm chữa cháy theo cấu tạo

Phân loại theo cấu tạo, tức là chúng ta sẽ dựa trên những đặc điểm cấu tạo của máy bơm chữa cháy mà chia loại ra. Theo cách này, chúng ta sẽ có 2 loại đang được sử dụng phổ biến, đó là:


Vận hành máy bơm chữa cháy
  • Máy bơm chữa cháy trục rời: Là loại đầu bơm và motor có thể tháo rời với nhau. Chúng ta có thể chọn loại tuỳ ý, miễn cùng thông số để ráp với nhau sử dụng. Mà không phải phụ thuộc vào cùng hãng sản xuất…
  • Máy bơm cứu hoả trục liền: Là loại đầu bơm và motor đúc liền trục với nhau. Mất đi tính chủ động trong tính toán giảm chi phí đầu tư. Thường ít được sử dụng hơn loại trên.

Phân loại theo hoạt động

Phân loại theo hoạt động, tức là dựa vào nguồn cấp cho máy bơm hoạt động.

Chúng ta sẽ có:

  • Loại bơm cứu hoả chạy bằng dầu diesel
  • Bơm chữa cháy chạy xăng
  • Máy bơm cứu hoả chạy bằng điện

Phân loại theo tính di động

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể phân loại máy bơm pccc theo cách di chuyển chúng, như:

  • Bơm chữa cháy xách tay: Loại bơm này thường có tính cơ động cao, gọn và nhẹ. Nhưng đánh đổi ở công suất hoạt động thấp, cột áp thấp. Do đó chỉ sử dụng trong những đám cháy nhỏ, thấp hay trong khi chờ xe cứu hoả đến…
  • Xe chữa cháy: Có thể chuyên chở một hệ thống chữa cháy công suất lớn, sử dụng được nguồn nước từ cột nước dự phòng trên đường phố…
  • Trực thăng chữa cháy: Cũng là một phương tiện chữa cháy được trang bị hệ thống máy bơm công suất lớn, dập tắt những đám cháy trên cao…

Hệ thống bơm chữa cháy

Hệ thống bơm chữa cháy bao gồm những gì? Có những quy định gì với hệ thống này? Cách lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy ra sao? Các bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong nội dung này!


Hệ thống máy bơm phòng cháy chữa cháy

Hệ thống máy bơm chữa cháy bao gồm:

  • Máy bơm chính: Thường hoạt động bằng điện. Có công suất lớn, đảm nhiệm vai trò chính trong hệ thống phòng cháy chữa cháy.
  • Máy bơm phụ, còn được gọi là bơm dự phòng: Là máy bơm chữa cháy có công suất tương đương với máy bơm chính. Dùng để xử lý những sự cố khi mà máy bơm chính gặp trục trặc với nguồn điện hay bị cắt nguồn điện lưới vì mục đích an toàn.
  • Bơm bù áp: Là thiết bị dùng để bù áp trên hệ thống đường ống. Khi mà hệ các máy bơm chính hay bơm dự phòng bị sụt áp do đường ống bị rò rỉ hay van hoạt động do phát hiện có cháy. Trong một số trường hợp, bơm bù áp có thể được khởi chạy trước máy bơm chính, để tăng áp lực nước.
  • Tủ điều khiển: Bao gồm những thiết bị đóng cắt nguồn cho hệ bơm và bộ điều khiển nhận tín hiệu từ các cảm biến áp suất trên đường ống trả về.

Quy chuẩn máy bơm chữa cháy

  • Lưu lượng và áp suất của bơm nước chữa cháy phải đảm bảo yêu cầu
  • Yêu cầu thiết kế bơm nước chữa cháy theo điều 4 TCVN 8531:2010 (ISO 9905:1994).
  • Yêu cầu vật liệu bơm nước chữa cháy theo điều 5 TCVN 8531:2010 (ISO 9905:1994).
  • Họng hút của bơm phải phù hợp để lắp với đầu nối hút. Đầu nối hút có đường kính trong theo quy định và phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 5739:1993.
  • Họng phun của bơm phải phù hợp với đầu nối phun. Đầu nối phun có đường kính trong theo quy định và phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 5739:1993.
  • Bơm mồi nước phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
    • Thời gian hút chân không mồi nước không lớn hơn 30s ở chiều sâu hút tối thiểu 7000 mm;
    • Chiều sâu hút nước lớn nhất: không nhỏ hơn 7500 mm;
    • Bơm mồi phải ngắt được sau khi hoàn thành quá trình mồi nước (dùng tay hoặc tự động)

Lưu ý khi chọn máy bơm chữa cháy

Có 3 yếu tố để tạo nên một hệ thống phòng cháy chữa cháy hoàn chỉnh. Đó là:

  • Công suất của hệ bơm
  • Lưu lượng bơm tính theo phút hoặc giây
  • Độ cao hút nước/ đẩy nước

Do đó, việc chọn lựa bơm chữa cháy cần phải theo các quy chuẩn về PCCC và QCVN trong việc xây dựng hệ thống.

Theo như Quy chuẩn mới nhất vừa được công bố: "Khi chọn bơm nước chữa cháy phải dựa vào đường đặc tính lưu lượng, cột áp của từng hãng sản xuất bơm sao cho công suất thiết kế được chọn dao động trong phạm vi từ điểm 90% đến 140% công suất trên đường đặc tuyến công suất hoạt động của bơm.

Khi nguồn nước đặt dưới đường tâm ống đẩy và áp suất nguồn cấp nước không đủ để đẩy nước vào bơm nước chữa cháy, phải sử dụng bơm tua bin trục đứng. Trường hợp này không cho phép dùng bơm ly tâm trục ngang.


Máy bơm chữa cháy do Việt Nhất cung cấp

Công suất máy bơm chữa cháy

Công suất máy bơm chữa cháy được tính theo đơn vị KW hoặc Hp. Hai đơn vị phổ biến nhất để tính công suất máy.

Một hệ bơm phòng cháy chữa cháy cơ bản có công suất từ vài chục KW cho đến vài trăm KW. Tuỳ theo mô hình hệ thống mà chúng ta thiết kế cho phù hợp. Lưu ý là công suất của máy bơm cứu hoả lớn hơn máy bơm thông thường. Vì chúng cần hoạt động hút một lượng nước lớn trong một giây hoặc phút để dập đám cháy.

Lưu lượng nước hút – đẩy

Lưu lượng nước hút đẩy được tính dựa trên sơ đồ đường ống dẫn chữa cháy. Chúng liên quan đến độ cao hệ thống, đường kính ống và chiều dài đường ống.

Độ cao hút nước – đẩy nước

Độ cao hút nước – đẩy nước là yếu tố để chọn được máy bơm bù áp. Chúng ảnh hưởng đến tốc độ nước và lưu lượng nước được đưa đến điểm cần dập tắt đám cháy.

Với một hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, bơm bù áp sẽ hoạt động dựa trên tín hiệu của cảm biến áp suất đưa về tủ điều khiển.

Bài viết chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cần thiết của máy bơm chữa cháy. Cũng như hướng dẫn cho các bạn các yếu tố để chọn máy bơm sao cho phù hợp.

Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và chia sẻ bài viết của các bạn.

Cảm ơn!

Hình ảnh thực tế

  • Hướng dẫn chọn máy bơm chữa cháy nhanh và đúng nhất
Danh mục tin tức
Tin tức liên quan
 
  Gọi ngay
  FB Chat
  Zalo Chat
  Whatsapp