Các thiết bị nâng hạ đã và đang là những vật dụng không thể thiếu trong các kho hàng, nhà xưởng giúp cho việc nâng chuyển hàng hóa trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Một số loại máy nâng phổ biến như kích, tời, pa lăng, máy cần trục, thang nâng ....Việc thiết kế các thiết bị nâng hạ sao cho máy có thể làm việc hiệu quả nhất, đạt yêu cầu cao và hoạt động tốt trong những điều kiện làm việc khác nhau là một yêu cầu rất quan trọng.
Thiết kế các thiết bị nâng hạ
Thiết kế các máy nâng là cả một quá trình sáng tạo đòi hỏi người thiết kế phải có những hiểu biết chi tiết nhất về thiết bị này và vận dụng linh hoạt các kiến thức đó để có thể giải quyết các yêu cầu về khả năng làm việc của máy nâng, áp dụng các phương pháp thiết kế phù hợp với từng trường hợp khác nhau.
Cấu tạo của các thiết bị nâng hạ gồm 2 bộ phận cơ bản là kết cấu thép và bộ phận cơ khí. Ngoài ra còn có các bộ phận khác như các thiết bị điện, bộ điều khiển và các cơ cấu bảo vệ an toàn. Kết cấu thép là bộ phận chịu tải quan trọng nhất của máy nâng hạ tùy vào mục đích sử dụng, khôn gian làm việc và đối tượng phục vụ mà kết cấu thép được thiết kế hình dạng và kích thước sao cho phù hợp nhất.
Thiết kế các thiết bị nâng hạ
Thiết kế các máy nâng là cả một quá trình sáng tạo đòi hỏi người thiết kế phải có những hiểu biết chi tiết nhất về thiết bị này và vận dụng linh hoạt các kiến thức đó để có thể giải quyết các yêu cầu về khả năng làm việc của máy nâng, áp dụng các phương pháp thiết kế phù hợp với từng trường hợp khác nhau.
Cấu tạo của các thiết bị nâng hạ gồm 2 bộ phận cơ bản là kết cấu thép và bộ phận cơ khí. Ngoài ra còn có các bộ phận khác như các thiết bị điện, bộ điều khiển và các cơ cấu bảo vệ an toàn. Kết cấu thép là bộ phận chịu tải quan trọng nhất của máy nâng hạ tùy vào mục đích sử dụng, khôn gian làm việc và đối tượng phục vụ mà kết cấu thép được thiết kế hình dạng và kích thước sao cho phù hợp nhất.
Thiết kế máy nâng phù hợp với mục đích sử dụng
Cơ cấu cơ khí được lắp đặt trực tiếp trên kết cấu thép để thực hiện việc nâng hạ, di chuyển hay quay thiết bị nâng,... Bộ phận cơ khí gồm có các bộ phận truyền dẫn động từ động cơ đến bộ công tác. Hầu hết các thiết bị nâng đều sử dụng động cơ khí gồm có động cơ, hộp giảm tốc, khớp nối, ổ bị, cáp thép, tang cuốn, puly, phanh hãm,... Tất cả các bộ phận này được thiết kế sắp xếp theo một thứ tự nhất định.
Khi thiết kế các máy nâng hạ cần tính toán sức bền, tải trọng tối đa cần nâng để có thể xác định được kích thước cần thiết của các cơ cấu sao cho phù hợp nhất. Việc tính toán gồm 2 giai đoạn chính là lựa chọn sơ bộ và tính toán chính xác. Khi sử dụng các loại máy nâng việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng, nâng cao tuổi thọ máy và đem lại lợi ích kinh tế là rất quan trọng nên việc tính độ bên chi tiết và xác định kích thước của các bộ phận để có thể chịu được tải trọng lớn nhất tác dụng lên nó cần phải tính toán chính xác. Chất lượng là điều đầu tiên người sử dụng quan tâm khi lựa chọn các thiết bị nâng hạ.
Một số yêu cầu chung khi tính toán thiết kế các thiết bị nâng
- Đảm bảo có thể phục vụ tốt các công việc nâng, chuyển hàng hóa
- Kích thước, hình dạng của máy phù hợp với không gian và hàng hóa tại nơi sử dụng
- Kích thước của các kết cấu phải nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được các tính năng cần thiết, hoạt động đem lại hiệu quả cao
- Bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị thuận tiện, dễ dàng.
Đảm bảo được các yêu cầu trên ta sẽ có được một thiết bị nâng an toàn và hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế cao cho người sử dụng.
(Nguồn: palangdaesan)
Việt Nhất là nhà phân phối các loại thang nhôm, thiết bị, máy móc công nghiệp, dụng cụ điện, dụng cụ cầm tay chính hãng chất lượng tốt nhất với giá rẻ cùng các chính sách ưu đãi – giao hàng nhanh 1-2h làm việc – bảo hành đảm bảo, khách hàng có thể liên hệ cùng chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu về các sản phẩm cũng như chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp nhất với công việc.