Trong thời đại công nghệ điện tử như hiện nay, việc sử dụng một cuộn thước dây và kéo đo với khoảng cách trên 30m, không còn là một điều quá khó. Với máy đo khoảng cách laze, nguyên lý đo dựa trên thời gian đi và về của tia laze sẽ giúp việc đo đạc ngày một chính xác và hiệu quả hơn. Hãng YATO với thiết kế đơn giản hóa, người sử dụng sẽ cảm thấy rất dễ dàng trong việc sử dụng thiết bị. Tuy nhiên, nguyên tắc sử dụng để cho kết quả đo chính xác nhất hoặc việc kiểm chuẩn thiết bị sau một thời gian sử dụng thì ít được quan tâm. Bài viết sẽ giúp bổ sung thêm về những thông tin này.
Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng và bảo hành dụng cụ đo
A. Các nguyên tắc an toàn:
- Không để tia la-ze hướng về phía người hoặc động vật và không nhìn vào tia la-ze trực tiếp hoặc qua phản chiếu.
- Nếu tia la-ze hướng vào mắt, bạn phải nhắm mắt lại và ngay lập tức xoay đầu để tránh tia laze.
- Không được sử dụng kính nhìn laze như là kính bảo hộ lao động.
- Chỉ giao dụng cụ đo cho chuyên viên có trình độ chuyên môn và sử dụng phụ tùng chính hãng sửa chữa.
B. Thao tác sử dụng đúng với máy đo khoảng cách:
Đặt dụng cụ đo với mặt phẳng qui chiếu được chọn vào điểm bắt đầu theo ý định đo (vd. vách tường). Nhấn nhả nhanh phím đo để khởi hoạt luồng laze. Nhắm luồng laze đến bề mặt mục tiêu. Nhấn nhả nhanh phím đo lần nữa để bắt đầu đo. Khi luồng laze được mở thường trực, việc đo đã bắt đầu ngay sau lần khởi động đầu tiên của nút đo. Trong chế độ đo liên tục, việc đo bắt đầu ngay khi mở máy. Điển hình, trị số đo xuất hiện sau 0.5 và chậm nhất là sau 4 giây. Khoảng thời gian đo tùy thuộc vào khoảng cách, điều kiện ánh sáng và các tính chất của sự phản chiếu của bề mặt mục tiêu. Sự đo hoàn tất được biểu thị bằng âm thanh báo hiệu. Luồng laze tự động tắt khi kết thúc sự đo đạt. Khi không có phép đo nào được thực trong khoảng 20 giây sau khi đo, dụng cụ đo sẽ tự động tắt tia laze để tiết kiệm pin.
C. Những tác động ảnh hưởng đến kết quả đo:Do tác động vật lý, không thể tránh khỏi sự đo đạc bị sai khi đo những bề mặt khác nhau. Bao gồm các nguyên nhân sau đây:
- Bề mặt trong suốt (vd. thủy tinh, nước),
- Bề mặt phản chiếu (vd. kim loại được đánh bóng, thủy tinh), - bề mặt rỗ (vd. vật liệu cách điện, nhiệt),
- Kết cấu của bề mặt (vd. lớp vữa trát tường, đá tự nhiên).
Nếu cần thiết, hãy sử dụng tấm cọc tiêu chắn tia laze (phụ kiện) cho các bề mặt này. Thêm vào đó, sự đo sai cũng có thể xảy ra khi nhắm bề mặt một mục tiêu dốc nghiêng. Cũng vậy, các tầng không khí có nhiệt độ thay đổi hay tiếp nhận sự phản chiếu gián tiếp có thể tác động đến trị số đo.
D. Kiểm tra độ chính xác của máy:
- Đo độ dốc:
Thường xuyên kiểm tra độ chính xác của sự đo độ dốc. Điều này được thực hiện bằng cách đo hoán đổi vị trí. Để thực hiện điều này, đặt dụng cụ đo lên một cái bàn và đo độ dốc. Xoay dụng cụ đo khoảng 180° và đo độ dốc lần nữa. Sự khác biệt của con số biểu hiện đọc được có thể không được vượt hơn 0.3° (tối đa). Trong trường hợp sự sai lệch lớn hơn, ta phải hiệu chuẩn lại dụng cụ đo. Để thực hiện, nhấn và giữ nút đo độ dốc. Tuân theo sự hướng dẫn trên màn hiển thị.
Các sản phẩm Yato được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam đều có dán tem chống hàng giả của Bộ công an. Khách hàng có thể hoàn toàn an tâm lựa chọn và sử dụng.