Trang chủ » Máy công nghiệp» Bơm công nghiệp» Máy bơm màng đôi sử dụng khí nén và điện» BƠM MÀNG GODO» Bơm màng điện

Bơm màng điện

Bán Bơm màng điện GODO BFD-80 Gang
Thương hiệu: GODO
Liên hệ
Bán Bơm màng điện GODO BFD-80 Inox
Thương hiệu: GODO
Liên hệ
Bán Bơm màng điện GODO BFD-50 Inox
Thương hiệu: GODO
Liên hệ
Bán Bơm màng điện GODO BFD-50 Gang
Thương hiệu: GODO
Liên hệ
Bán Bơm màng điện GODO BFD-40 Inox
Thương hiệu: GODO
Liên hệ
Bán Bơm màng điện GODO BFD-40 Gang
Thương hiệu: GODO
Liên hệ
Bán Bơm màng điện GODO BFD-25 Inox
Thương hiệu: GODO
Liên hệ
Bán Bơm màng điện GODO BFD-25 Gang
Thương hiệu: GODO
Liên hệ

Máy bơm màng điện là gì?

Máy bơm màng điện là 1 loại máy bơm màng, sử dụng nguồn điện làm năng lượng, dùng để bơm và vận chuyển các chất lỏng, chất lỏng có độ nhớt cao, chất đặc….

Phân loại bơm màng điện

Bơm màng điện có 2 loại là: áp lực tối đa 4Bar (DBY3) và áp lực tối đa 7Bar (DBY3S)

Bơm màng điện có 12 model:

    • Theo áp lực 4Bar: DBY3-10, DBY3-15, DBY3-20, DBY3-25, DBY3-25A, DBY3-32, DBY3-40, DBY3-50, DBY3-65, DBY3-80, DBY3-100, DBY3-125.
    • Theo áp lực 7Bar: DBY3S-10, DBY3S-15, DBY3S-20, DBY3S-25, DBY3S-25A, DBY3S-32, DBY3S-40, DBY3S-50, DBY3S-65, DBY3S-80, DBY3S-100, DBY3S-125.

Mỗi model gồm có 5 chất liệu thân bơm: Gang, hợp kim nhôm, inox, nhựa PP và nhựa PVDF (Teflon).

Ngoài ra, động cơ của bơm màng điện còn được chia thành các loại như sau: động cơ thường không điều chỉnh được lưu lượng, động cơ thường điều chỉnh được lưu lượng, động cơ chống cháy nổ không điều chỉnh được lưu lượng, động cơ chống cháy nổ điều chỉnh được lưu lượng.

Ý nghĩa ký hiệu tên sản phẩm bơm màng điện

Ý nghĩa ký hiệu của bơm màng điện

Cấu tạo của bơm màng điện:

Gồm 2 phần chính là động cơ và đầu bơm

Phần động cơ: Gồm có 1 động cơ gắn liền với motor giảm tốc

Phần đầu bơm:

    • Ống dẫn hút xả chất lỏng
    • Ốp trụ (cùng với màng bơm tạo thành buồng chứa chất lỏng)
    • Màng (co bóp tạo ra lực hút và lực đẩy chất lỏng)
    • Trục liên kết (liên kết 2 bên màng bơm, giữ cho 2 bên màng di chuyển)
    • Bộ trục liên kết bằng đồng (chống mài mòn, đảm bảo tuổi thọ cho trục liên kết)
    • Bi và đế bi (đóng mở chất chất lỏng)

Thông số kỹ thuật

Công suất12.8 – 480 (l/p)
Công suất0.77 – 28.8 (m3/h)
Áp suất4 – 8.4 bar
Kích cỡ cổng hút xảDN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100, DN125
Độ hút sâu4 – 7.6 m
Độ đẩy cao40 – 84m
Kích cỡ hạt rắn tối đa1.5 – 9.4mm
Độ ồn60 – 80 (dB)

Ưu điểm của bơm màng điện

    1. Bơm màng có nhiều ưu điểm vượt trội so vs các dòng bơm công nghiệp khác như: Bơm được các chất lỏng đặc sệt, chất lỏng có độ nhớt cao, hoá chất, dung môi….đặc biệt là bơm có khả năng tự mồi, bơm tạp chất…
    2. Dễ dàng sử dụng, không cần mồi nước chỉ cần bật nguồn nguồn điện là có thể sử dụng được;
    3. Máy bơm màng điện được thiết kế đơn giản, giúp kéo dài tuổi thọ một cách đáng kể;
    4. Cấu trúc máy được thiết kế đơn giản, ít bị mài mòn, lắp đặt và bảo trì thuận tiện, các dung dịch do máy bơm truyền tải sẽ không chạm vào các bộ phận chuyển động như thanh kết nối, ổ trục v.v., làm hạn chế sự mài mòn các bộ phận của máy, duy trì hiệu suất và tăng tuổi thọ cho máy bơm.
    5. Bơm màng phù hợp với nhiều loại chất lỏng có độ nhớt cao (tối đa 10.000 cps).
    6. Các bộ phận tiếp xúc với chất lỏng được thiết kế trơn nhẵn, đường kính hạt rắn tối đa cho phép đi qua là 9.4 mm.
    7. Bơm màng điện có khả năng chịu nhiệt tốt, có thể hoạt động ổn định trong môi trường nhiệt độ lên đến 120 ° C. Tuỳ vào từng chất liệu mà nhiệt độ sẽ ở mức khác nhau.
    8. Các bộ phận tiếp xúc với chất lỏng của thân máy bơm có thể được chia thành gang, inox, hợp kim nhôm, nhựa PP, Teflon… phù hợp với từng mục đích sử dụng; tương ứng với chất liệu thân máy bơm, màng bơm có thể được chia thành màng santo, Teflon, polyether v.v.;
    9. Động cơ bơm màng điện có thể được chia thành: Động cơ thường, động cơ chống cháy nổ, động cơ điều chỉnh được lưu lượng và động cơ điều chỉnh được lưu lượng và chống cháy nổ.

Nguyên lý hoạt động

Máy bơm màng điện hoạt động sử dụng động cơ điện làm nguồn năng lượng, dẫn động thông qua bộ phận giảm tốc và trục khuỷu, khi đó màng bơm dao động tạo lực hút và đẩy để vận chuyển chất lỏng.

Hướng dẫn, lưu ý khi sử dụng và lắp đặt

    1. Khi lắp đặt ống hút xả nên lắp đặt đúng kích thước theo thông số của máy để đảm bảo an toàn cho máy.
    2. Lắp đặt đầu hút xả không vượt quá giới hạn cho phép của máy. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng và tuổi thọ của các bộ phận trong máy.
    3. Nên lắp 1 đồng hồ đo áp trên đầu ra của máy bơm để xác định áp lực dòng chảy tối đa khi hoạt động và vận hành máy.
    4. Lắp thêm các khớp nối mềm để giảm rung giật tác động lên bơm. Nếu đầu ra dài hoặc cao thì nên gia cố thật chắc chắn.
    5. Có thể lắp van khóa đầu hút xả để ngăn dòng chảy nhưng trước khi mở máy phải đảm bảo đã mở van hoàn toàn.
    6. Nên lắp van an toàn cho đầu ra của bơm (van an toàn là van xả áp, khi áp lực đầu ra vượt quá mức cho phép của van an toàn thì áp lực sẽ được xả ra 1 đường khác). Mục đích lắp van an toàn nhằm đảm bảo an toàn cho thân bơm, trục kết nối và cho động cơ.
    7. Nên dùng điện 3 pha theo yêu cầu của nhà sản xuất, không khuyến cáo dùng điện 1 pha kèm biến tần.
    8. Động cơ nào cũng có giới hạn định mức bụi và nước có thể chịu được. Vì vậy khi dùng bơm điện khách hàng cần xem xét trong nhà máy kích thước khói bụi và lượng hơi nước trong môi trường mà bố trí tấm che chắn cho phần động cơ.

Bảo dưỡng bảo trì máy bơm màng điện

– Tra lại dầu mỡ vào động cơ, bộ phận giảm tốc và trục liên kết trong máy theo định kỳ hàng tháng hoặc 3 đến 6 tháng. Tuỳ vào tần suất hoạt động của máy bơm tại mỗi công trình.

– Bên dưới thân máy nhà sản xuất có tạo 1 lỗ nhỏ. Khi màng bơm bị rách thì chất lỏng sẽ chảy ra lỗ nhỏ đấy. Nếu phát hiện ra có chất lỏng chảy ra thì nên dừng máy ngay để thay màng bơm. Hoặc cũng có thể phát hiện rách màng hoặc hỏng bi, đế bi bằng cách xem đồng hồ áp lực đầu ra.

Lĩnh vực ứng dụng

    • Thực phẩm: Dầu thực vật, mật rỉ đường, gia vị…..
    • Đồ uống: Các loại rượu, bia nước giải khát nước đường, mật đường, sữa bò.
    • Dược phẩm: Thuốc tây, chất triết xuất từ thực vật, thuốc mỡ và các loại thuốc lỏng.
    • Hóa chất: Tính acid, tính kiềm mạnh, tính ăn mòn kịch độc mạnh, dễ cháy, chất lỏng dễ bay hơi.
    • Môi trường: Nước thải công nghiệp, bùn thải…
    • Kiến trúc: Bơm xi măng bùn, keo dán, bùn đá…
    • Ô tô: dầu, sơn…
    • Dệt, nhuộm: Hóa chất, nhựa, keo…
    • Khai khoáng: Than bùn, than đá, …
 
  Gọi ngay
  FB Chat
  Zalo Chat
  Whatsapp